Khung chiến lược chuyển đổi số

Khung chiến lược chuyển đổi số của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040 (Đề tài đặt hàng, đã được nghiệm thu)

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1. Tổng quan về chuyển đổi số

1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số

1.1.2. Các cấp độ chuyển đổi số

1.2. Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Nội dung chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học

1.2.3. Điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học 8

1.3. Chuyển đổi số tại một số trường đại học điển hình trên thế giới

1.3.1. Các trường Đại học tại Anh

1.3.2. Các trường Đại học tại Mỹ

1.3.3. Các trường Đại học tại Nhật Bản

1.3.4. Các trường Đại học tại Trung Quốc

1.4. Chuyển đổi số tại một số trường đại học Việt Nam

1.4.1. Đại học Quốc gia Hà Nội

1.4.2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.3. Trường Đại học Văn Lang

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

2.1. Tổng quan về hướng tiếp cận

2.2. Phương pháp xây dựng chiến lược khung về chuyển đổi số cho Trường Đại học Ngoại thương

2.2.1. Nghiên cứu tổng quan về chuyển đổi số và các mô hình chuyển đổi số trường đại học

2.2.2. Nghiên cứu chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại thương

2.2.3. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại Trường Đại học Ngoại thương

2.2.4. Xây dựng Khung chiến lược chuyển đổi số của Trường Đại học Ngoại thương

2.3. Các công cụ sử dụng

2.3.1. Kiến trúc nền tảng trường đại học số

2.3.2. Kiến trúc tổng quát trường đại học chuyển đổi số

2.3.3. Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trường đại học

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN 2040 VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI

3.1. Chủ trương, định hướng

3.1.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu

3.2. Mô hình Chuyển đổi số FTU

3.2.1. Nền tảng chuyển đổi số Trường Đại học Ngoại thương

3.2.2. Trụ cột chuyển đổi số Trường Đại học Ngoại thương

3.2.3. Quản trị số Trường Đại học Ngoại thương

3.2.4. Chuyển đổi mô hình giáo dục

3.2.5. Giá trị số

3.3. Các giai đoạn trong chuyển đổi số Trường Đại học Ngoại thương

3.4. Khung chuyển đổi số Trường Đại học Ngoại thương

3.5. Phương án triển khai

3.5.1. Điều kiện để triển khai thành công quá trình chuyển đổi số tại ĐHNT

3.5.2. Lựa chọn khâu đột phá

Có nhiều cách để chọn khâu đột phá:

1) Đột phá bằng trục công nghệ số xuyên suốt; 2) Đột phá vào khâu khách hàng; 3) Đột phá bằng các sáng kiến số. FTU có thể lựa chọn các khâu đột phá sau:

(1) Đột phá vào khâu thuận lợi hóa cho người học, tạo ra trải nghiệm hoàn hảo, xuyên suốt vòng đời học tập của họ bằng nền tảng số. Lấy đây làm khâu dẫn để kéo theo qúa trình chuyển đổi số;

(2) Đột phá vào khâu dùng công nghệ số để hỗ trợ đội ngũ giảng viên và cán bộ để họ làm việc thoải mái và hiệu quả hơn từ đó phục vụ học viên và đối tác tốt hơn;

(3) Đột phá vào khâu nâng hiệu quả quản trị đại học bằng công cụ số, bắt đầu từ việc chuẩn hóa qui trình, số hóa, tự động hóa từng phần, tiến tới hợp phần quá trình vận hành được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống;

(4) Về cách thực hiện có thể tập trung đột phá vào gia đoạn thứ 3 qua việc hình thành các Trung tâm điều hành số theo thứ tự các khâu ưu tiên đột phá.

Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện nhóm đề xuất đột phá hình thành các Trung tâm điều hành số theo thứ tự ưu tiên:

(1) Trung tâm điều hành hoạt động đào tạo và trải nghiệm người học;

(2) Trung tâm điều hành thông tin – dữ liệu và thư viện số;

(3) Trung tâm điều hành quản trị đại học và thực thi chiến lược;

(4) Trung tâm kỹ thuật số hỗ trợ cán bộ giảng viên;

(5) Trung tâm điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

(6) Trung tâm phát triển hệ sinh thái sáng tạo mở.

3.5.3. Các bước triển khai thực hiện

Dựa trên Khung chiến lược, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai chiến lược chuyển đổi số Trường Đại học Ngoại thương thông qua 18 bước:

1. Thành lập Ban CĐS FTU

2. Hình thành Tổ chuyên gia tư vấn

3. Đánh giá và củng cố các điều kiện cơ bản để thực hiện CĐS, rà soát và khai thác hiệu quả của hệ thống phần mềm hiện có.

4. Đào tạo cho Ban CĐS, học tập, cập nhật để xây dựng Chiến lược CĐS FTU

5. Xây dựng Chiến lược / Đề án CĐS.

6. Đào tạo về CĐS và phổ biến chiến lược CĐS trong toàn hệ thống.

7. Triển khai rà soát tổ chức, tinh gọn, và chuẩn hóa qui trình hoạt động trong toàn hệ thống.

8. Tổ chức thực hiện số hóa, thiết kế dữ liệu dùng chung, nâng dần mức độ tự động hóa qui trình vận hành theo nhiều tốc độ và cấp độ. Làm từ đơn giản, dễ, miễn phí làm lên. Mục đích là học tập và thay đổi văn hóa làm việc.

9. Song song nhà trường tập trung số hóa, tự động hóa các trụ cột CĐS, tập trung trọng điểm đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng.

10. Đánh giá lại một lần nữa, quyết định lựa chọn khâu đột phá, phát triển công cụ số để mở rộng ứng dụng vào các dịch vụ trọng điểm, hình thành đề án trọng điểm.

11. Triển khai các đề án Trung tâm điều hành số theo thứ tự ưu tiên đột phá, với đa tốc độ.

12. Vận hành các Trung tâm điều hành số theo cụm dịch vụ – hướng tới các giá trị số về trải nghiệm và cá nhân hóa.

13. Hoàn thiện các nền tảng kỹ thuật số chuẩn bị cho quá trình đồng bộ hóa toàn phần.

14. Tích hợp hoạt động của các nền tảng số và các trung tâm điều hành số – đồng bộ hóa vận hành Hệ sinh thái dịch vụ giáo dục với các nền tảng cơ bản của đại học thực - số.

15. Hoàn thiện cấu trúc và mô hình vận hành đại học thực – số.

16. Vận hành, quản trị và liên tục tái tạo số.

17. Phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ và hệ thống đối tác thân thiết cùng đồng hành dài hạn.

18. Phát triển văn hóa số, DNA số của FTU làm nền tảng để tái tạo số.

KẾT LUẬN

Last updated