Báo cáo của Trung tâm Thư viện

Thư viện Đại học Ngoại Thương hiện tại đang sử dụng 2 phần mềm:

I/ Hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp iLib: Giải pháp dành cho Thư viện nhằm tin học hoá toàn bộ hoạt động nghiệp vụ thư viện.

II/ Phần mềm thư viện số iLib.DLib: Quản lý và khai thác các dạng tài liệu điện tử, tài liệu số. Nhằm đưa thư viện thực sự trở thành thư viện số, thư viện ảo.

III/ Cổng thông tin điện tử tích hợp

* Nền tảng công nghệ:

- Hệ quản trị CSDL ORACLE

- Web server Java Server Page servers cho môi trường hoạt động của bạn đọc như tìm kiếm, xem trạng thái mượn trả, tiểu sử v.v.

- Form & Report 6i tools cho các hoạt động nghiệp vụ: có thể chạy trên nền giao diện web với form & report server.

* Chuẩn nghiệp vụ hỗ trợ:

- Khổ mẫu trao đổi ISO2709

- Khổ mẫu biên mục đọc máy, nhất quán, vốn dữ liệu MARC21

- Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50 – hỗ trợ cả từ phía Client (origin), Server (Target) và gateway.

- Hỗ trợ công tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục khác nhau như ISBD, AACR2, TCVN 4743-89.

- Hỗ trợ các khung phân loại: Dewey, UDC, BBK, LCC, khung đề mục chủ đề.

- Mượn liên thư viện theo chuẩn ISO10160, ISO10161 trên 3 vai trò thư viện yêu cầu, thư viện trả lời và thư viện trung gian (Requester, Responder, Intermediary)

- Xuất/nhập dữ liệu theo ISO2709 giữa MARC21, UNIMARC và CDS/ISIS

- Hỗ trợ trao đổi các chuẩn trao đổi dữ liệu XML, Dublincore, XML MARC.

Gói giải pháp chung:

* Phần mềm thư viện điện tử Ilib

* Hệ quản trị CSDL: ORACLE

* Hệ điều hành hỗ trợ:

- Windows server

* Đề xuất mô hình: Mô hình quản trị tập trung

Diễn giải gói giải pháp:

1. Phần mềm QLTV tích hợp Ilib: có 9 phân hệ

Phân hệ Bổ sung

- Thực hiện đặt và nhận tài liệu

- Theo dõi quá trình đặt và nhận

- Theo dõi hồ sơ các cơ sở cung cấp tài liệu (Nhà cung cấp)

- Tự động quản lý chi tiêu của các quỹ bổ sung

- Tự đông báo trùng hoặc kiểm tra trùng tài liệu.

- Cá biệt hoá tài liệu và phân bổ về các phòng ban trong hệ thống.

- Lập nhiều loại báo cáo thống kê hỗ trợ cho quá trình quản lý và ra quyết định.

- Đảm bảo liên thông với toàn bộ các module khác trong hệ thống.

- Quản lý đặc thù cho từng nguồn bổ sung: mua, trao đổi, ….

Phân hệ Biên mục

- Biên mục mọi loại tài liệu theo MARC21.

- Biên mục đa ngôn ngữ dựa trên Unicode TCVN6909.

- Hỗ trợ nhập liệu: trợ giúp và kiểm tra.

- Quản lý quy trình công việc.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn mô tả biên mục ISBD, AACR2, TCVN7434-89

- Hỗ trợ đa khung phân loại DC, UDC, BBK, LC, NLM

- Hỗ trợ từ khoá không kiểm soát.

- Kiểm soát nhất quán (authority control) theo MARC21

- Xuất nhập dữ liệu với CDS/ISIS, MARC21, UNIMARC

- In các sản phẩm thư mục.

- Các từ điển danh mục MARC21: ngôn ngữ, mã nước, địa lý

Phân hệ Xuất bản phẩm nhiều kỳ

- Hỗ trợ khổ mẫu lưu trữ dữ liệu Holding data theo MARC21.

- Quản lý bổ sung xuất bản phẩm nhiều kỳ

- Biên mục tổng thể và biên mục từng số

- Quản lý đóng tập và cá biệt hoá tập

- Quản lý thay đổi

- Quản lý giao nhận

- Tra cứu từng số: In phích (đặc thù báo tạp chí), OPAC

Phân hệ Lưu thông

- Quản lý thông tin bạn đọc.

- Quy định và áp dụng chính sách (chế độ) phục vụ sử dụng tài liệu.

- Quản lý phục vụ sử dụng tài liệu: yêu cầu, mượn/trả, gửi/trả, photo

- Phân biệt rõ ràng nghiệp vụ mượn và đọc

- Tích hợp mã vạch tối đa trong hoạt động.

- Hệ thống báo cáo lưu thông đầy đủ

- Lưu thông đa điểm. Chính sách cho từng điểm

- Huy động mọi nguồn tài nguyên phục vụ học tập-nghiên cứu vào phục vụ độc giả toàn trường.

Phân hệ Xuất/Nhập dữ liệu

- Xuất/nhập dữ liệu theo ISO2709 giữa MARC21, UNIMARC và CDS/ISIS

- Nhập dữ liệu trực tiếp từ Internet theo chuẩn Z39.50

- Nhập/Xuất biểu ghi theo chuẩn ISO2709

- Nhập xuất với nhiều bảng mã tiếng Việt khác nhau: Unicode, TCV6909, TCVN5712, VNI, VietRes...

- Hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu: tự động, bán tự động nhận dạng cấu trúc CSDL.

- Việc Nhập/Xuất hai chiều đảm bảo tính chính xác của dữ liệu và đầy đủ nội dung của các trường trong CDS/ISIS mà thư viện đã nhập.

Phân hệ Tra cứu (OPAC)

- Mục lục tra cứu tìm tin trực tuyến

- Lưu thông trực tuyến

- Dịch vụ thông tin trực tuyến: Xem tình trạng mượn/trả; Đăng ký mượn; Gia hạn mượn qua mạng,

- Dịch vụ liên thư viện

- Khai thác dữ liệu số trực tuyến

- Đa ngôn ngữ

- Tích hợp Internet và bảo mật cao

Mượn liên thư viện

- Đáp ứng chuẩn quốc tế về mượn liên thư viện ISO10160, 10161, IPIG v2.0

- Thực hiện và giám sát các giao dịch bạn đọc - thư viện

- Thực hiện và giám sát các giao dịch thư viện - thư viện

- Đã thử nghiệm thành công với các tổ chức chuẩn quốc tế về ISO10160, 10161.

- Đã thử nghiệm thành công với các thư viện uy tín trên thế giới.

- Tự động trao đổi thông điệp qua E-mail được mã hoá dưới dạng BER-MINE.

Phân hệ Quản lý kho

- Xây dựng cấu trúc kho đa cấp tương ứng với kho tài liệu trong thư viện

- Xem thông tin chi tiết về tình trạng kho tài liệu

- Sắp xếp và tổ chức tài liệu trong kho

- Chuyển đổi tài liệu giữa các kho

- Kiểm kê hiện đại

- Quản lý sách mang ra khỏi kho

- Thanh lọc tài liệu và các công việc có liên quan đến tổ chức lại kho

- Tích hợp mã vạch

- Báo cáo thống kê

Quản trị hệ thống

- Phân quyền sử dụng đến từng nút bấm

- Thực hiện sao lưu, phục hồi dữ liệu

- Có các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống

- Thiết lập các thông số toàn hệ thống

2. Phần mềm thư viện số Dlib: Có 7 phân hệ.

Biên mục

- Thu thập bổ sung các tư liệu cần số hoá, cung cấp công cụ và phương pháp để thu thập và bổ sung mọi dạng dữ liệu số hoá: Text, images, Audio, Video...

- Hỗ trợ các chuẩn mở về eBook như OEBPS1.0 và các loại file eBook phổ thông như PDF, DOC, RTF, XML, XLS, Microsoft Reader, ...

- Biên mục dữ liệu số theo chuẩn MARC21, Dublin Core.

- Tuân theo chuẩn RDF, XML.

- Đặt cấp độ bảo mật cho các file tài liệu số hóa.

- Tạo liên kết đến các biểu ghi liên quan từ biểu ghi đang tiến hành biên mục chi tiết.

- Với tài liệu số hóa dạng pdf được hệ thống tự phân tích tách trang để kiểm soát phân quyền, tăng hiệu năng và tốc độ truy xuất dữ liệu.

- Kế dữ liệu từ phần mềm thư viện điện tử mà thư viện đang sử dụng sang phần mềm thư viện số để cán bộ thư viện không phải biên mục tài liệu hai lần.

Quản lý bộ sưu tập

- Tổ chức, xây dựng các bộ sưu tập theo những chủ đề quan tâm.

- Tìm kiếm tài liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tích chọn theo lô để đưa vào các bộ sưu tập.

- Phân quyền các nhóm người dùng xem theo các bộ sưu tập.

- Hiển thị/không hiển thị các bộ sưu tập ra trang tra cứu tài liệu số.

Quản lý bạn đọc

- Hệ thống hỗ trợ quản lý thông tin bạn đọc theo 2 dạng:

+ Hệ thống bạn đọc độc lập

+ Hệ thống bạn đọc tích hợp với phần mềm thư viện điện tử.

- Quản lý truy cập đối với loại tài liệu cũng như quyền sử dụng các tư liệu số cho từng nhóm đối tượng người dùng.

- Cấp quyền cho nhóm bạn đọc xem những tài liệu có cấp bảo mật khác nhau.

Quản lý thu phí download tài liệu

- Quản lý các lần nộp tiền vào tài khoản của bạn đọc.

- Theo dõi được lịch sử giao dịch thu phí (kiểm soát các lần thu tiền vào tài khoản và các lần trừ tiền trong tài khoản khi bạn đọc thực hiện download file tài liệu số hóa).

Quản lý lưu thông

- Thiết lập chính sách mượn theo khoảng thời gian (từ ngày … đến ngày ….), loại tài liệu, đối tượng bạn đọc, ….

- Quản lý download về và xem offline file tài liệu số hóa (định dạng pdf). Chỉ bạn đọc có quyền xem mới thực hiện xem được trên phần mềm offline trong khoản thời gian N ngày, sau thời gian này bất kể bạn đọc nào cũng không xem được nữa (N là số ngày cán bộ thư viện cho phép).

Quản trị hệ thống

- Cấu hình và lưu dữ liệu các file tài liệu số hóa trên máy chủ khác nhau.

- Phân quyền người dùng sử dụng các chức năng của phần mềm.

- Theo dõi tình trạng hệ thống trong quá trình vận hành. Ghi log khi người dùng xem các file tài liệu số.

- Tra cứu nhật ký theo từng người dùng, thời điểm và nội dung công việc.

Tra cứu trực tuyến

- Định nghĩa, sắp xếp các tiêu chí tìm kiếm động trên các nhãn trường Doublin Core.

- Xem tài liệu theo các bộ sưu tập đã được thư viện tổ chức và xây dựng.

- Xem chi tiết biểu ghi dưới dạng các thông tin cơ bản và theo các nhãn trường Dublin Core.

- Với các tài liệu không thiết lập các cấp độ bảo mật thì người dùng xem được ngay sau khi tìm tin.

- Với các tài liệu có thiết lập các cấp độ bảo mật thì người dùng không xem được ngay, mà phải đăng nhập vào hệ thống Portal để kiểm tra quyền. Chỉ những người dùng có đủ quyền với có thể xem được.

- Sử dụng bộ đọc flash để người khai thác (bạn đọc) có thể đọc sách mà không cần cài đặt công cụ PDF Reader trên trình duyệt.

3. Cổng thông tin điện tử tích hợp

Cổng thông tin điện tử tích hợp là một giải pháp tra cứu dữ liệu dùng chung trên một giao diện tìm kiếm duy nhất.

Quản trị công thông tin

- Thiết lập mỗi trang sẽ có cấu trúc layout khác nhau hoặc theme khác nhau có sẵn trong hệ thống.

- Quản lý và phân nhóm truy cập chức năng đối với từng đối tượng khác nhau.

- Thiết lập các nhóm vai trò và gắn người dùng vào các nhóm vai trò liên quan đến quá trình xuất bản tin/bài như: Nhập tin/bài, Duyệt tin/bài, Xuất bản tin/bài.

- Thiết lập quá trình biên tập, xuất bản tin bài trong hệ thống được điều chuyển qua hệ thống phê duyệt tin bài.

Cổng thông tin tích hợp

- Đưa các tin tức, bài viết giới thiệu thuộc các chuyên mục khác nhau.

- Người dùng tin nhập từ khóa cần tìm kiếm vào một ô tìm kiếm chung và hệ thống sẽ thực hiện tìm kiếm trong toàn bộ các CSDL của phần mềm thư viện điện tử, thư viện số để đưa ra những kết quả đáp ứng yêu cầu của người dùng tin.

- Chia sẻ tin/bài qua các trang mạng xã hội: facebook, twitter cho bài viết.

- Viết comment cho các tài liệu tìm thấy. Cán bộ phụ trách sẽ duyệt trước khi phát hành công khai.

- Gợi ý tìm kiếm theo các thuộc tính liên quan (revise search).

- Tự động thống kê các từ khóa tìm kiếm trên cổng thông tin.

- Người tìm tin tìm kiếm lại theo các từ khóa đã thống kê được nhanh chóng.

- Cán bộ quản trị có thể xuất bản các ảnh sự kiện của thư viện (Không giới hạn số lượng ảnh giới thiệu xuất bản lên cổng thông tin)

- Tạo các bài viết giới thiệu sách mới đưa lên Cổng

- Liên kết tới các website khác (Liên kết theo đường link; Liên kết theo ảnh đại diện).

- Thống kê số lượng truy cập tới cổng thông tin (Thống kê theo: Ngày, tuần, tháng, tất cả).

Last updated