1.2.1 Căn cứ chung

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định 03 mốc mục tiêu và 6 nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, với thu nhập cao. Trong số các nhiệm vụ nhấn mạnh: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện CĐS quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tư tưởng này đã được cụ thể trong hàng loạt các Quyết định của các Bộ/ Ban/ ngành về việc CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin như:

+ Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 của Bộ Chính trị về “Một số cơ chế chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”;

+ Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai thực hiện);

+ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (trong đó có đề cập đến giải pháp đột phá là xây dựng và phát triển các đại học số, như là trụ cột để đào tạo và phát triển năng lực số cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến thúc đẩy CĐS trong các cơ sở giáo dục đại học).

+ Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

+ Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đối số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

+ Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;

+ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;

+ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

+ Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án xác định bộ chỉ số đánh giá CĐS của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia;

+ Quyết định số 38/QĐ-BTTTT ngày 14/01/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Trong ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng. Trong Thông tư này, Bộ đã coi việc sử dụng trang thiết bị điện tử, học liệu điện tử, mạng interrnet là phương tiện hỗ trợ tổ chức và quản lý đào tạo theo hai hình thức: Đào tạo kết hợp và Học tập điện tử (e-learrning). Bộ cũng quy định rõ những nội dung đào tạo nào được triển khai qua mạng;

Ngoài ra, ngày 30/03/2021, Bộ cũng ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Ngày 30/12/2022, Bộ ban hành Quyết định số 4750/QĐ-BGDĐT về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS năm 2023 của Bộ GDĐT”, xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện gồm (1) xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách (2) tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT và CĐS trong giáo dục, đào tạo (3) phát triển hệ sinh thái CĐS hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (4) triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục đào tạo (5) triển khai đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và (6) tuyên truyền, phổ biến, phát triển nhân lực thực hiện CĐS ngành giáo dục.

Cùng ngày, Bộ ban hành Quyết định 4740/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 về Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá CĐS cơ sở giáo dục đại học gồm bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá CĐS trường đại học gồm 2 nhóm tiêu chí thành phần (i) nhóm tiêu chí “CĐS trong đào tạo và (ii) Nhóm tiêu chí “CĐS trong quản trị cơ sở GDĐH”. Ngoài ra, Bộ chỉ số thể hiện rõ thang đo đánh giá mức độ CĐS trường đại học gồm hàng loạt các nhóm tiêu chí thành phần với 3 mức độ (i) chưa đáp ứng (ii) đáp ứng cơ bản và (iii) đáp ứng tốt nhằm định hướng và giúp các trường đại học chủ động trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động theo xu hướng CĐS hiện nay.

Last updated