Trường Đại học Ngoại thương cơ bản trở thành một trường Đại học điện tử.
100% hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị đều được quy trình hóa, đảm bảo tính liên thông, liên tục giữa quy trình của các đơn vị có liên quan trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và các nền tảng thông minh.
Có đầy đủ hệ thống văn bản, hướng dẫn, quy định nhằm thúc đẩy CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, điều hành; có văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin và kế hoạch kiểm tra, đảm bảo an toàn thông tin toàn trường. 100% giảng viên được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản này.
100% các chương trình đào tạo ở trình độ đại học có học phần về đổi mới sáng tạo, có các học phần thuộc các ngành công nghệ như Fintech, AI, Big data, lập trình…
100% các chương trình ngắn hạn mới được xây dựng (cho các tổ chức, địa phương, doanh nghiệp) có các nội dung về đổi mới sáng tạo, kỹ năng số. 50% chương trình này được xây dựng bài dạng số và sẵn sàng cung cấp trên nền tảng số.
1 chương trình ngắn hạn về CĐS trong hoạt động quản lý, 1 chương trình về kỹ năng và văn hóa số.
Có văn bản hướng dẫn về việc xây dựng nội dung, tổ chức sản xuất bài giảng và hướng dẫn và tổ chức giảng dạy theo hình thức blended với (thời lượng 30% số tiết giảng) cho 50% số học phần của các chương trình tiêu chuẩn, 30% của các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
100% cán bộ, giảng viên được cấp tài khoản, hướng dẫn sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý, hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thư viện điện tử
100% giảng viên được hướng dẫn và thành thạo trong việc tạo lập các bài giảng điện tử, sử dụng hệ thống LMS, CMS của nhà trường để tổ chức lớp học, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá người học.
80% cán bộ hành chính được tập huấn, hướng dẫn sử dụng và sử dụng thành thạo các công cụ báo cáo, dự báo và lập kế hoạch.
100% người học được theo dõi bằng các ứng dụng số; có hệ thống theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của người học.
100% dữ liệu, công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cũ được số hóa và hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung, được phân quyền khai thác theo chức năng của từng đơn vị; có hệ thống công bố kết quả nghiên cứu rộng rãi.
100% hoạt động liên quan đến tổ chức nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên được theo dõi bằng hệ thống tổng thể, sẵn sàng ghi nhận, lưu trữ thông tin về kết quả nghiên cứu của nhà khoa học.
80% các công tác quản trị của Nhà trường (trừ các công việc đặc biệt, cần tính bảo mật đặc thù) đều được xử lý bằng phầm mềm chuyên biệt, nằm trong 1 hệ thống chung, tổng thể, bao gồm tất cả các công tác liên quan đến quản trị, điều hành, lập kế hoạch, báo cáo, dự báo và hỗ trợ ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác
Toàn bộ dữ liệu đều được số hóa tập trung tại cơ sở dữ liệu chung lưu tại các server cloud có tính bảo mật cao, sử dụng công nghệ Blockchain để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối; các dữ liệu được sao lưu, và lưu trữ tại các máy chủ tĩnh, không có kết nối internet và sẵn sàng cho việc khai thác, sử dụng khi cần;
Có đơn vị chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ CĐS.
Có hệ thống quản lý dữ liệu liên thông giữa các đơn vị và đầy đủ các biểu mẫu, báo cáo định kỳ và báo cáo không thường xuyên
Có hệ thống hỗ trợ viết báo cáo, cung cấp dữ liệu kiểm định trường và kiểm định chương trình đào tạo phục vụ các hoạt động kiểm định, đánh giá trong, đánh giá ngoài.
100% dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu dùng chung sẵn sàng cho việc kết nối liên thông đến các hệ thống của Bộ, ngành có liên quan.
100% phòng làm việc, phòng tiếp sinh viên được trang bị đầy đủ đường truyền tốc độ cao, máy scan, máy tính và các loại máy công cụ khác phục vụ lưu trữ dữ liệu, số hóa dữ liệu.
100% cán bộ, giảng viên và sinh viên được cung cấp wifi tốc độ cao phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
30% số phòng học, giảng đường được xây dựng theo mô hình phòng học thông minh;
30% các hoạt động hội họp được chuyển sang hình thức trực tuyến
Xây dựng bài giảng điện tử cho tối thiểu 2 ngành đào tạo, sẵn sàng tổ chức giảng dạy trực tuyến (e-learning) 100% chương trình hoặc theo hình thức blended, hybrid.
Có tối thiểu 5 đầu sách được xuất bản dưới dạng sách điện tử và có phần mềm cũng như đầy đủ các quy định về việc chia sẻ tác quyền, cũng như việc đăng ký mua/thuê sách điện tử.
Có hệ thống thư viện điện tử, cung cấp tài khoản sử dụng cho 100% cán bộ, giảng viên, sinh viên và nghiên cứu viên.
Có hệ thống cung cấp dịch vụ thông qua mô hình dịch vụ một cửa trực tuyến và 80% các hoạt động cung cấp dịch vụ cho người học được thực hiện theo mô hình này.
Có hệ thống quản lý, thông tin của các đối tác đồng hành trong quá trình đào tạo, có khả năng liên hệ 2 chiều.
1 website tổng thể của Trường theo hình thức website thông minh, cá nhân hóa. 100% các tài khoản tại các hệ thống riêng biệt do các đơn vị quản lý của cán bộ, giảng viên chuyển thành hình thức đăng nhập tương tự (SSO); 40 website của các đơn vị xây dựng và kết nối với website chung của Nhà trường.
Trường Đại học Ngoại thương trở thành Trường Đại học số
100% hoạt động quản trị đại học được tiến hành trên môi trường số
100% các chương trình đào tạo của hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa, liên thông, vừa làm vừa học được triển khai trên môi trường số và có có học phần về đổi mới sáng tạo, có các học phần thuộc các ngành công nghệ như Fintech, AI, Big data, lập trình…
100% các học phần tổ chức đào tạo cho hình thức đào tạo chính quy có đầy đủ bài giảng, tài liệu, học liệu số, có khả năng tổ chức giảng dạy, đánh giá theo hình thức e-learning.
Có đầy đủ cơ sở vật chất (phần cứng) và các phần mềm quản lý, phần mềm tổ chức học tập, thi trực tuyến
100% số phòng học triển khai theo mô hình phòng học thông minh
100% cán bộ giảng viên, người học thành thạo kỹ năng sử dụng các công cụ giảng dạy, học tập và báo cáo, lập kế hoạch trên môi trường số
Last updated 1 year ago
Was this helpful?