2.3.1 Mục tiêu tổng quát của Đề án

Quán triệt tinh thần của Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Đề án triển khai nhằm các mục tiêu như sau:

1. Nâng cao nhận thức (của toàn bộ cán bộ, nhân viên đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo về chiến lược, của người dạy, cán bộ nghiên cứu và người học) về CĐS trong giáo dục và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập trong môi trường số, phù hợp với sự thay đổi mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra.

2. Triển khai hệ thống thông tin quản lý của Nhà trường, bao gồm: cơ sở dữ liệu kết nối, liên thông hệ thống thông tin giữa các cơ sở/ phòng/ ban trong trường và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để quản lý hoạt động đào tạo;

3. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng số, văn hóa số cho cán bộ giảng viên và người học; xây dựng các học phần liên quan đến các kỹ năng số, dữ liệu, công nghệ để giảng dạy trong các chương trình đào tạo; xây dựng mới các chương trình đào tạo gắn liền với công nghệ mới như AI, BigData, Fintech, lập trình…

4. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đổi mới hoạt động xuất bản và chia sẻ tri thức trên môi trường số.

5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị (từ quản lý sinh viên, giảng viên, cán bộ, nhà khoa học đến quá trình học tập, tiến độ, thời khóa biểu, lịch thi, lịch sinh hoạt ngoại khóa, cơ sở vật chất, thu học phí, lệ phí không dùng tiền mặt, cung cấp dịch vụ khác cho người học thông qua văn phòng một cửa trực tuyến, hội họp trực tuyến...); đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống dữ liệu của ngành và cơ sở dữ liệu về dân cư của quốc gia.

6. Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, thiết thực và hiệu quả; hoàn thành việc xây dựng cổng thông tin thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) và hệ thống dạy - học trực tuyến.

7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng chia sẻ, học tập số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, giúp kết hợp học trên lớp và học trực tuyến), kiểm tra - đánh giá; xây dựng các trang thông tin điện tử, tiến tới xây dựng Cổng thông tin điện tử chung của toàn trường; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

8. Tập trung CĐS trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống văn phòng điện tử, cổng dịch vụ một cửa điện tử, thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4; xây dựng nền quản trị giáo dục thông minh trên nền tảng số.

9. Xây dựng kho dữ liệu số về người học, nhà khoa học và doanh nghiệp đối tác… làm nền tảng để phát triển “Hệ sinh thái giáo dục tại Trường Đại học Ngoại thương – FTU Higher Education Ecosystem (FHEE)” sẵn sàng kết nối với các hệ sinh thái học tập của các Trường Đại học trong và ngoài nước và của ngành giáo dục cũng như cổng thông tin về dân cư.

10. Xây dựng hệ thống tác nghiệp, điều hành mang tính tổng thể, tích hợp trên cơ sở kết nối, chia sẻ, dùng chung dữ liệu và nguồn lực giúp tối ưu chi phí, nâng cao khả năng dự báo chính xác làm nền tảng cho việc xây dựng và triển khai các chính sách tổng thể.

Quán triệt tinh thần của Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Đề án triển khai nhằm các mục tiêu như sau:

Nâng cao nhận thức (của toàn bộ cán bộ, nhân viên đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo về chiến lược, của người dạy, cán bộ nghiên cứu và người học) về chuyển đổi số trong giáo dục và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập trong môi trường số, phù hợp với sự thay đổi mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra.

Triển khai hệ thống thông tin quản lý của Nhà trường, bao gồm: cơ sở dữ liệu kết nối, liên thông hệ thống thông tin giữa các cơ sở/ phòng/ ban trong trường và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để quản lý hoạt động đào tạo.

Đến năm 2025, cả tại Trụ sở chính và 2 cơ sở, tất cả các đơn vị, phòng/ban ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị (từ quản lý sinh viên, giảng viên, cán bộ, nhà khoa học đến quá trình học tập, tiến độ, thời khóa biểu, lịch thi, lịch sinh hoạt ngoại khóa, cơ sở vật chất, thu học phí, lệ phí không dùng tiền mặt, cung cấp dịch vụ khác cho người học thông qua văn phòng một cửa trực tuyến, hội họp trực tuyến...); đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống dữ liệu của ngành.

Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, thiết thực và hiệu quả. Đến năm 2025, 100% đơn vị, cơ sở được kết nối đường truyền băng thông rộng đủ để triển khai hiệu quả các ứng dụng trực tuyến trên môi trường internet; 100% sinh viên tại tất cả các cơ sở được tiếp cận Internet và kho học liệu trực tuyến; hoàn thành việc xây dựng cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) và hệ thống dạy - học trực tuyến cho 100% các học phần cơ sở, cơ sở ngành; tiến tới xây dựng đồng bộ cho toàn bộ các học phần thuộc tất cả các chương trình đào tạo vào năm 2030.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, giúp kết hợp học trên lớp và học trực tuyến), kiểm tra - đánh giá. Đến năm 2025, 100% đơn vị, cơ sở giáo dục có Trang thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ thông tin (cơ sở vật chất, chương trình học, đội ngũ,...) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Tập trung chuyển đổi số trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống văn phòng điện tử, cổng dịch vụ một cửa điện tử, thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4; xây dựng nền quản trị giáo dục thông minh trên nền tảng số.

Xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số làm nền tảng để phát triển “Hệ sinh thái đào tạo tại Trường Đại học Ngoại thương – FTU Higher Education Ecosystem (FHEE)” sẵn sàng kết nối với các hệ sinh thái học tập của các Trường Đại học trong và ngoài nước và của ngành giáo dục; xây dựng hệ thống tác nghiệp, điều hành mang tính tổng thể, tích hợp trên cơ sở kết nối, chia sẻ, dùng chung dữ liệu và nguồn lực giúp tối ưu chi phí, nâng cao khả năng dự báo chính xác làm nền tảng cho việc xây dựng và triển khai các chính sách tổng thể.

Last updated